Gia đình Gia Cát Cẩn

Em ông là Gia Cát Lượng làm thừa tướng nước Thục Hán, em họ là Gia Cát Đản làm quan ở nước Ngụy có danh tiếng. Một nhà có ba người làm đại thần của 3 nước, thiên hạ cho là vinh hiển.

Con trưởng ông là Gia Cát Khác, các con thứ là Gia Cát Dung và Gia Cát Kiều. Vì Gia Cát Lượng muộn con, Gia Cát Cẩn cho Gia Cát Kiều sang Thục làm con nuôi Gia Cát Lượng. Sau đó Gia Cát Lượng mới sinh Gia Cát Chiêm.

Gia Cát Kiều mất sớm, có con là Gia Cát Phần. Gia Cát Khác lạm quyền mất uy tín, đến năm 253 bị Tôn Tuấn giết hại để tranh quyền, đúng như lo ngại của Gia Cát Cẩn. Em Khác là Gia Cát Dung cũng buộc phải tự sát. Năm 258, người cùng đảng Tôn Tuấn là Tôn Lâm bị giết[3], danh dự Gia Cát Khác được phục hồi, vì Gia Cát Lượng đã có con ruột là Gia Cát Chiêm thờ tự, nên cháu nội Gia Cát Cẩn là Gia Cát Phần trở về Đông Ngô thờ tự ông.

Gia Cát Cẩn dẫu tài năng không bằng Gia Cát Lượng nhưng được đánh giá cao về đức hạnh. Khi vợ mất, ông không lấy người khác. Ông được đánh giá là người thận trọng, có người thiếp yêu sinh con nhưng không tiến cử[1].